Các loại vật liệu làm mái che, mái hiên tốt nhất hiện nay

Để thiết kế mái che, mái hiên bền đẹp thì việc chọn vật liệu phù hợp là hết sức quan trọng. Trên thị trường có nhiều vật liệu khác nhau với các đặc điểm riêng nên bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn đúng theo yêu cầu. Sau đây, Mái Xếp Hòa Phát sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn các loại vật liệu làm mái che tốt và chất lượng nhất hiện nay. Cùng theo dõi ngay nhé!

Mái che, mái hiên là gì?

Mái che hay mái hiên là thuật ngữ dùng để chỉ một cấu trúc được xây dựng để che chắn khỏi ánh nắng mặt trời, mưa hoặc các yếu tố thời tiết khác, đồng thời tạo ra một không gian bóng mát và thoải mái.

các loại vật liệu làm mái che

Các mái che có thể được thiết kế với nhiều hình dạng và kích thước, từ các cấu trúc nhỏ như dù che bàn ăn ngoài trời đến các cấu trúc lớn như mái che cho sân vườn, hồ bơi, sân thể thao, quán ăn,…

Các loại vật liệu làm mái che tốt và phổ biến nhất hiện nay

1. Tấm nhựa Poly

Tấm nhựa Poly hay nhựa polycarbonate là một loại nhựa tổng hợp được ứng dụng rộng rãi trong việc làm vật liệu mái che như mái xếp lượn sóng, mái hiên di động, mái hiên chữ, bạt che nắng tự cuốn.

Tấm nhựa Poly

Ưu điểm

  • Nhẹ và linh hoạt: Tấm nhựa Poly thường rất nhẹ và dễ linh hoạt, giúp thuận tiện trong quá trình lắp đặt và di động.
  • Chống nước: Có khả năng chống nước tốt, làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng mái che ngoại thất.
  • Chiếu sáng tốt: Tấm nhựa Poly có khả năng truyền sáng rất tốt, tương tự như thủy tinh hay kính trong suốt, phù hợp lắp mái che ở những nơi cần chiếu sáng tự nhiên. Vì thế có thể giúp người dùng tiết kiệm tới 70% lượng điện năng tiêu thụ.
  • Tuổi thọ cao: Vật liệu này có độ bền khá cao, tuổi thọ trung bình của Poly rỗng ruột tối đa 7 – 10 năm và đặc ruột tối đa 20 – 40 năm. Nó có khả năng chịu lực gấp 200 lần so với chất liệu kính thông thường, không lo bị nứt vỡ khi có va đập.
  • Cách nhiệt và cách âm tốt: Polycarbonate có khả năng cách nhiệt tốt và có thể giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh.
  • Chống tia UV: Phần lớn polycarbonate được sản xuất với lớp chống tia UV tích hợp, giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
  • Đa dạng mẫu mã và màu sắc: Đa dạng về chủng loại và màu sắc để khách hàng lựa chọn như. Có các loại phổ biến như tấm lợp poly rỗng ruột/đặc ruột và tấm lợp dạng sóng với bảng màu gồm 12 tùy chọn màu sắc khác nhau.
  • Dễ cắt và lắp đặt: Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, cắt bằng máy thi công và lắp đặt vào khung mái.
  • Dễ dàng vệ sinh: Sản phẩm có bề mặt ít bám bụi bẩn nên việc vệ sinh, chùi rửa rất thuận tiện, không tốn nhiều sức lực và thời gian.
  • Chi phí thấp: Đây là một vật liệu giúp tiết kiệm kinh tế, phổ biến vì chi phí sản xuất và giá bán khá rẻ.

Nhược điểm:

  • Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tấm nhựa Poly cũng tồn tại điểm hạn chế là bề mặt Poly không có khả năng chống được vết lõm và trầy xước, khi va quẹt dễ để lại các vết xước gây mất thẩm mỹ.

2. Mái tôn

Mái tôn là một loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sản xuất từ thép mạ kẽm hoặc thép mạ kẽm nhôm. Đây là một vật liệu phổ biến được sử dụng cho việc lợp mái và tạo cấu trúc bảo vệ khỏi thời tiết.

Mái tôn

Ưu điểm

  • Bền Bỉ: Mái tôn có độ bền cao, tuổi thọ từ 20 – 40 năm và khả năng chống chịu tốt trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, và tia UV.
  • Trọng lượng nhẹ: Mái tôn có trọng lượng nhẹ, giúp giảm áp lực lên cấu trúc khung mái che và giúp cho quá trình lắp đặt trở nên thuận tiện hơn.
  • Dễ lắp đặt: Quá trình lắp đặt mái tôn thường nhanh chóng và đơn giản, giúp giảm chi phí thi công và thời gian xây dựng.
  • Giá thành thấp: Mái tôn thường có giá thành tương đối thấp so với một số vật liệu lợp mái khác. Vì thế nó trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều dự án xây dựng, thi công mái che, mái hiên.
  • Dễ gia công: Mái tôn có thể được cắt và gia công theo kích thước cụ thể cho từng dự án, giúp tối ưu hóa trong việc thi công, thiết kế mái
  • Chống cháy nổ: Trái với một số vật liệu lợp khác, mái tôn không cháy nổ, làm cho nó an toàn trong trường hợp cháy.
  • Mẫu mã đa dạng: Có nhiều loại tấm lợp bằng tôn để bạn lựa chọn, gồm có Tôn cán sóng, tôn lạnh, tôn chống nóng 3 lớp PU, tôn giả ngói,…

Nhược điểm

  • Khả năng lấy sáng kém, hấp thụ nhiệt gây nóng nhất là trong mùa hè.
  • Dễ bị han gỉ, oxy hóa nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Mái tôn có thể tạo ra tiếng ồn động khi mưa hoặc có các điều kiện thời tiết khác, điều này có thể là vấn đề trong một số ứng dụng làm mái nhà, trường học, bãi đỗ xe, nhà xưởng,…
  • Mặc dù có sự đa dạng trong các mẫu mã, màu sắc và hình dạng, nhưng mái tôn không mang lại sự thẩm mỹ cao so với một số vật liệu khác.

3. Kính cường lực

Kính cường lực là một loại kính đặc biệt được chế tạo để có độ bền và an toàn cao hơn so với kính thông thường khi xảy ra va chạm hay gặp áp lực bởi các yếu tố bên ngoài. Hiện nay, kính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong việc thiết kế mái che.

Kính cường lực

Ưu điểm

  • Chiếu sáng tốt: Kính cường lực trong suốt có khả năng lấy sáng tốt, giúp bạn tận dụng được ánh sáng tự nhiên.
  • An toàn: Mái che làm từ kính cường lực tăng cường độ an toàn, không sợ vỡ nát thành các mảnh nhỏ, mịn, sắc nhọn. Qua đó, giảm nguy cơ gây thương tích do nếu bị va chạm.
  • Độ bền cao: Kính cường lực có khả năng chịu được áp lực và tác động mạnh, làm cho nó phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng mái che. Tuổi thọ trung bình của vật liệu này từ 20 – 50 năm.
  • Chống UV: Kính cường lực được phủ lớp chống tia UV, bảo vệ không gian dưới mái che khỏi tác động của tia UV, giữ cho không gian thoải mái và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
  • Dễ gia công: Kính cường lực có thể được cắt và gia công theo kích thước và hình dạng cụ thể của mái che, tạo ra những thiết kế độc đáo và hiện đại.
  • Tính thẩm mỹ cao: Kính cường lực trong suốt góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.
  • Dễ làm vệ sinh: Bề mặt kính cường lực thường dễ dàng lau chùi và vệ sinh, giúp duy trì tính thẩm mỹ và sạch sẽ của mái che.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Kính cường lực thường có giá thành cao hơn so với một số vật liệu làm mái che khác. Điều này có thể là một yếu tố quan trọng khiến bạn đắn đo hơn khi thi công mái tre nếu cho ngân sách không quá lớn.
  • Trọng lượng: Mặc dù kính cường lực nhẹ hơn so với kính thông thường, nhưng nó vẫn khá nặng khó khăn cho việc vận chuyển, lắp đặt. Điều này đòi hỏi khung hỗ trợ chắc chắn để đảm bảo an toàn và ổn định.
  • Hấp thụ nhiệt mạnh: Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt hạn chế so với một số vật liệu khác, nó hấp thụ nhiệt khá mạnh nên gây nóng cho không gian bên dưới.

4. Vải bạt

Vải bạt là vật liệu rất phổ biến trong thi công mái che nắng mưa. Vải bạt là một loại vật liệu dày, chống nước, chống thấm, được làm từ các sợi vải thường là sợi polyester hoặc sợi nylon, được phủ một lớp chất phủ chống nước như PVC (Polyvinyl chloride) hoặc PU (Polyurethane). 

Vải bạt

Ưu điểm

  • Giá thành thấp: Vải bạt thường có giá thành thấp hơn so với một số vật liệu làm mái che khác, làm cho nó trở thành một lựa chọn kinh tế phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Chống nước, chống thấm: Một trong những đặc tính quan trọng nhất của vải bạt là khả năng chống nước. Lớp phủ chống nước giúp vải trở thành một vật liệu lý tưởng để sử dụng trong những ứng dụng yêu cầu tính chống thấm, điển hình là làm mái che nắng mưa. Ngoài chống nước, vải bạt cũng thường chống thấm, bảo vệ không gian bên dưới luôn khô ráo, không bị rột.
  • Nhẹ nhàng và linh hoạt: So với một số vật liệu khác, vải bạt thường nhẹ và linh hoạt, giúp dễ dàng trong quá trình cắt may, vận chuyển, thi công lắp đặt và sử dụng.
  • Dễ dàng vệ sinh: Vải bạt thường dễ dàng làm sạch và gấp gọn để bảo quản, đặc biệt là khi được sử dụng trong các ứng dụng ngoại thất như mái che hoặc tấm che phủ.
  • Đa dạng màu sắc và mẫu mã: Vải bạt có sẵn trong nhiều màu sắc và mẫu mã khác nhau, đem đến sự linh hoạt trong thiết kế, nhiều lựa chọn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

Nhược điểm

  • Yêu cầu bảo trì cao: Mái che làm từ vải bạt cần bảo trì đều đặn để giữ cho nó luôn trong tình trạng tốt nhất, đảm bảo độ bền và tuổi thọ của bạt.
  • Cần lắp đặt chính xác: Việc lắp đặt vải bạt đòi hỏi sự chính xác để đảm bảo rằng nó không chỉ đẹp mắt mà còn đảm bảo khả năng chống nước và che chắn nắng mưa.

Ứng dụng các chất liệu vải bạt trong làm mái che

Mái che làm từ vải bạt là thiết bị che nắng che mưa được ưa chuộng nhất hiện nay Dưới đây là 4 ứng dụng phổ biến của tấm bạt dù che mưa nắng ứng dụng trong làm mái che, mái hiên:

Mái xếp lượn sóng

Mái xếp lượn sóng thích hợp cho các không gian sân vườn, hồ bơi, hoặc các khu vực giải trí ngoài trời khác. Vật liệu nhẹ giúp cho việc xếp và mở mái che trở nên dễ dàng.

Mái xếp lượn sóng

Mái hiên di động

Mái hiên di động là một loại mái che linh hoạt có thể mở và đóng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết. 

Mái hiên di động thường được gắn trên cửa sổ, cửa ra vào, hoặc trên sân thượng để tạo bóng mát và che chắn khỏi ánh nắng mặt trời. 

Mái hiên di động

Mái hiên chữ A

Mái hiên chữ A có cấu tạo tương tự với mái hiên di động nhưng được trang bị thêm bánh xe ở hệ khung mái, giúp người dùng dễ dàng di chuyển mái hiên tới vị trí mong muốn.

Mái hiên chữ A

Mái hiên chữ A thường được lắp đặt tại các cửa hàng, quán cafe, nhà hàng để tạo ra không gian ngoại thất thoải mái và thuận tiện cho chủ và khách hàng. 

Bạt che nắng tự cuốn

Bạt che nắng tự cuốn là một loại mái che được thiết kế để có khả năng tự cuốn và mở ra một cách thuận tiện. Đây thường là một giải pháp hiệu quả để kiểm soát lượng ánh sáng, nhiệt độ và bảo vệ khỏi không gian ngoại thất khỏi các tác động của thời tiết.

Bạt che nắng tự cuốn

Bạt che nắng tự cuốn thường được sử dụng trong các khu vực như ban công, hiên nhà, cửa sổ để tạo ra không gian che chắn khỏi ánh nắng mặt trời và mưa. Bạt có thể được cuốn mở tự động hoặc mở thủ công.

Trên đây, Mái Xếp Hòa Phát đã gửi đến bạn thông tin về các loại vật liệu làm mái che phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu thi công, lắp đặt mái che, mái hiên giá tốt, bền đẹp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số Hotline 0979 955 479 – 0971 955 479 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo Zalo
Hotline Hotline
Facebook Facebook