Mùa hè đang đến gần. Đây cũng chính là khoảng thời gian nắng nóng nhất trong năm. Thời tiết nóng bức, khó chịu gây hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của nhiều người. Chính vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp chống nóng là điều rất được quan tâm. Trong đó việc xây dựng các thiết bị mái che, nhằm che chắn nắng cho ngôi nhà, khu vực kinh doanh cũng là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều các sản phẩm mái che với đầy đủ kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Nhưng chủ yếu là hai dòng sản phẩm hai loại riêng biệt đó chính là mái tôn và mái xếp. Vậy câu hỏi đặt ra là: Lựa chọn thiết bị mái che nào sẽ đem đến giải pháp tối ưu về chi phí cũng như tiện lợi trong quá trình sử dụng. Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Mục lục
Mái tôn
Mái tôn hay còn gọi là tôn lợp, tấm lợp là loại vật liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Mái tôn được dùng để xây dựng các loại mái che, lợp mái cho các ngôi nhà, công trình xây dựng. Mái tôn trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại với chất liệu, màu sắc cũng như kiểu dáng phong phú.

1. Cấu tạo của mái tôn
Mái tôn có cấu tạo khá đơn giản, gọn nhẹ và quá trình lắp đặt nhanh chóng. Không mất nhiều thời gian như các loại mái khác. Cấu tạo của mái tôn gồm:
- Hệ thống khung của mái tôn: Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất của các công trình xây dựng bao gồm sắt hộp và ống sắt. Tùy vào diện tích và mặt bằng của công trình mà phần khung sắt phải điều chỉnh sao cho phù hợp và đảm bảo độ chắc chắn, an toàn để có thể chịu được những tác động xấu từ môi trường như gió, bão,…
- Hệ thống kèo và tôn lợp: Dựa vào diện tích lợp tôn, mục đích sử dụng và các tính chất đặc biệt, khác biệt riêng của các công trình. Mà hệ thống kèo, tôn lợp sẽ có độ lớn tương ứng. Ngoài ra, ở các nhà xưởng sẽ có những yêu cầu khác nhau cần thiết và phù hợp với từng loại tôn.
- Hệ thống ốc vít: Nên ưu tiên chọn các loại ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crom để có độ bền chắc cao đồng thời có độ cứng và khả năng chịu ăn mòn tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hệ thống gioăng cao sư phải khít, nhằm hạn chế nước mưa thấm.
Phân loại mái tôn
Hiện nay trên thị trường có 4 loại mái tôn phổ biến đang xuất hiện đó là: tôn cách nhiệt, tôn giả ngói, tôn lạnh và tôn cán song. Việc phân loại này chủ yếu dựa vào cấu tạo của từng loại.

2. Ưu điểm và nhược điểm của mái tôn
Ưu điểm:
- Thời gian sử dụng: Được lắp đặt đúng, một mái tôn sẽ cho tuổi thọ cao trên 10 năm tùy theo chất lượng của loại tôn mà bạn đang sử dụng. Mái tôn có khả năng chống cháy, nấm mốc, côn trùng.
- Trọng lượng: Mái tôn có trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 1/10 so với các loại ngói.
- Lắp đặt nhanh và dễ dàng: Do có trọng lượng nhẹ và cấu tạo đơn giản nên tiết kiệm được nhiều trong việc xây dựng kết cấu thép và các cấu trúc hỗ trợ khác.
- Dễ thoát nước và không bị ngấm nước: Do bề mặt trơn cứng, mái tôn sẽ không bị ngấm nước mà còn thoát nước rất nhanh chóng.
- Mẫu mã và công dụng đa dạng: Với sự phát triển ngày càng mạnh của ngày xây dựng, các loại vật liệu ngày càng được đa dạng không chỉ về chất liệu, kiểu cách mà còn ngay cả trong công dụng đặc biệt với tôn mái là khả năng cách nhiệt và tỏa nhiệt.
Nhược điểm:
- Tiếng ồn: Tiếng ồn chính là nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu này. Đặc biệt là với Việt Nam, đất nước là lượng mưa lớn, những cơn mưa lớn sẽ khi trút xuống mái tôn sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn đặc biệt là khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này vì nó có thể được khắc phục bằng việc sử dụng các vật liệu cách âm như bông khoáng Rockwool, bông thủy tinh Glass wool.
- Dễ bị móp: Trong điều kiện thời tiết xấu như xuất hiện mưa đá dạng to tôn có thể sẽ bị móp khi đá rơi vào và gây tiếng động lớn.
- Tốc mái đối với vùng có thiên tai: Thiên tai cụ thể như mưa bão, gió to, lốc có thể khiến mái tôn bị tốc nhưng chủ yếu là xuất hiện ở mái che sân, hiên và hiện tượng thời tiết này cũng không xuất hiện quá thường xuyên.

Mái xếp
Mái xếp, hay còn được gọi với những cái tên khác như mái xếp di động, mái bạt xếp, bạt mái xếp. Đây cũng là một thiết bị mái che được sử dụng để che chắn nắng mưa.Tạo bóng mát cho khu vực được lắp đặt. Tuy nhiên điểm đặc biệt của thiết bị này là khả năng kéo ra và thu vào rất tiện lợi của phần mái bạt. Chỉ cần một hành động kéo đơn giản mà người già hay trẻ em đều có thể thao tác được. Mái bạt xếp sẽ thu gọn hay mở ra tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

1. Cấu tạo của mái xếp
Mái xếp di động được cấu tạo rất đơn giản bao gồm các bộ phận sau đây:
- Phần khung: Khung của mái bạt xếp cũng tương tự như phần khung của mái tôn. Chúng đều được làm từ chất liệu sắt, thép, hay inox độ bền cao. Gồm các thanh ông tròn, rỗng bên trong. Đồng thời đảm bảo được khả năng chống đỡ chắc chắn.
- Phần mái: Mái xếp được làm từ chất liệu vải bạt, phủ bên ngoài nhiều lớp nhựa PC, PVE đảm bảo khả năng che chắn hiệu quả. Một số loại vải bạt có thể chồng được tia UV gây hại cho cơ thể.
- Bộ phần dòng dọc kéo: Bộ phần dòng dọc gồm các bánh xe được thiết kế trên những thanh trục, chúng gắn liền với bộ phận bạt. Khi các bánh xe chạy thì bạt xếp cũng theo đó mà di chuyển ra hay vào. Rất tiện lợi.

2. Ưu điểm và nhược điểm của mái xếp di động
Ưu điểm:
- Thời gian sử dụng: Thời gian sử dụng của mái xếp di động từ 4-5 năm.
- Trọng lượng: Mái xếp có trọng lượng nhẹ, rất dễ dàng tháo lắp và di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác
- Lắp đặt nhanh dễ dàng: Cũng chính vì thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ. Mái xếp di động có thể lắp đặt với tốc độ nhanh hơn mái tôn
- Dễ thoát nước, không ngấm nước: Do phần mái của mái xếp được làm từ chất liệu vải bạt. Chính vì vậy đối với những loại bạt chất lượng thấp. Rất dễ dẫn tới tình trạng ngấm nước. Bên cạnh đó nếu người thợ lắp đặt vị trí không tốt, tình trạng tụ nước cũng có thể sảy ra.
- Mẫu mã công dụng đa dạng: Mái bạt xếp trên thị trường hiện nay được sản xuất với rất nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng. Bạn có thể kết hợp loại mái che này với rất nhiều ý tưởng trang trí. Tạo nên một không gian đẹp, ấn tượng cho ngôi nhà cũng như cửa hàng của mình.
- Không gây ra tiếng ồn: Mái xếp di động không gây ra tiếng ồn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trời mưa lớn.
- Không bị tốc mái vùng có thiện tai: Do có khả kéo ra và thu gọn phần mái bạt. Nên khi trời mưa gió lớn. Bạn chỉ cần kéo phần mái bạt xếp vào và không cần lo lắng mái che của mình bị tốc mái.
Nhược điểm:
- Độ bền của thiết bị tốt. Tuy nhiên nói về sự chắc chắn thì mái xếp vẫn kém hơn mái tôn.
- Cần bảo trì, làm sạch thường xuyên. Mái bạt xếp bị đám bui lâu ngày sẽ dẫn tới mục, hỏng hóc
Như vậy, cả hai loại mái che này đều có những công dụng riêng. Vẫn đảm bảo được nhu cầu che chắn cho người sử dụng. Tuy nhiên mái xếp di động vẫn nổi bật hơn do khả năng linh hoạt khi sử dụng. Cùng với đó là chất liệu vải bạt có thể chống nóng tốt hơn mái tôn.
Mái xếp Toàn Phát là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt các thiết bị mái che, mái xếp, mái xếp di động. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cũng như báo giá miễn phí. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số linh kiện giúp bạn có thể thay thế, sửa chữa mái che của mình một cách dễ dàng.
- Cung cấp vật tư mái xếp
- Bi treo mái xếp
- U treo mái xếp
- Dây kéo mái xếp
- Buly mái xếp
- Bạt mái hiên
- Hộp số mái hiên
- Tay quay mái hiên
- Ống nhôm mái hiên
Xem thêm: